Bán đất Bình Dương st - Hầu hết mọi trẻ đều trải qua hay bị mắc phải một số các chứng bệnh đường tiêu hóa thông thường.
Hiểu biết đúng từng chứng bệnh các bà mẹ và ông bố có thể xử lý tốt các chứng bệnh do con mình mắc phải mà không cần thiết phải đến bệnh viện.
Xử trí các bệnh thông thường đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp sữa mẹ có đủ chất để trẻ bú mẹ tiêu hóa tốt..
Ọc sữa
Tình trạng ọc sữa hay xảy ra ở trẻ sơ sinh, đó là tình trạng do vòng van giữa thực quản và dạ dày không đủ mạnh để cản thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản và đôi khi trào ra miệng của trẻ. Trẻ bị ọc sữa có thể do sinh lý, cũng có thể do bệnh lý (những trường hợp do bệnh lý thì hiếm gặp) gây ra.
Đối với trẻ bú mẹ: nên cho bú bầu vú bên trái trước (trẻ mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải). Sau đó, chuyển trẻ sang bú bầu vú bên phải (lúc này dạ dày trẻ đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược. Không nên cho trẻ bú quá lâu, trung bình 10 phút cho bầu vú thứ nhất và 20 phút cho bầu vú thứ hai, bú trên 30 phút không có lợi cho trẻ.
Đối với trẻ bú bình: luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su luôn đầy sữa. Không để bình sữa nằm ngang trong khi bú, tránh tình trạng trẻ bú hơi trong bình sữa.
Khi cho bú, không nên để trẻ quấy khóc vì như vậy, trẻ có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày. Sau khi bú xong, cần bế trẻ theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi. Sau đó, hãy nhẹ nhàng đặt trẻ nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao.
Cho trẻ bú chậm, ít một và nhiều lần trong ngày nhằm tránh làm căng dạ dày trẻ quá mức, có thể cho trẻ dùng thêm các loại sữa dễ đông đặc khi vào dạ dày thì sẽ tránh được việc trào ngược.
Khi trẻ đang ọc sữa nên bế cháu lên đầu cao, không để trẻ nằm vì như vậy chất dịch sẽ vào phế quản sẽ nguy hiểm, lấy khăn lau nhẹ miệng trẻ, không nên thấy cặn sữa trong miệng trẻ mà dùng ngón tay đưa vào lau, làm thế trẻ càng bị kích thích óc sữa nhiều hơn. Một lưu ý nữa không nên cho trẻ nằm bú vì trẻ dễ bị sặc sữa. Khi người cho bú chú ý theo dõi sự bú của trẻ về vẻ mặt của trẻ, không nên vừa cho trẻ bú làm việc khác, lơ đãng không tập trung vì điều đó khi trẻ bị sặc sữa sẽ bị hốt hoảng.
Nấc cụt
Nấc là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này là do co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, làm cho khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín lại. Nấc thường kéo dài vài phút và có thể vài lần trong một ngày. Nấc là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành từ trong bào thai để chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp cho việc thở ngay sau khi trẻ được sinh ra. Trẻ có thể bị nấc vào bất cứ lúc nào, nhất là sau sinh và giảm dần sau một tuổi. Nấc thường xảy ra sau khi bú, thay đổi tư thế, khi bị nóng, lạnh... Nếu trẻ bị nấc mỗi ngày vài lần, mỗi lần 3 phút là bình thường không cần khám và điều trị gì, dần dần tình trạng này sẽ hết.
Để giảm nấc, không nên để cho trẻ quá đói rồi mới cho bú và cũng không nên cho trẻ bú quá no, khi cho trẻ bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh làm dạ dày giãn nhiều hơi. Sau khi bú nên bế trẻ đầu cao khoảng 10 phút.
Xử trí cắt cơn nấc bằng cách cho trẻ uống một vài thìa nước hay bú mẹ, bế trẻ đứng thẳng đỡ đầu và lưng trẻ, để cằm bé tỳ vào vai mẹ sau đó vuốt lưng hoặc vỗ nhẹ để bé ợ hơi, cũng có thể dùng ngón tay ấn cùng lúc vào 2 nắp tai trẻ vài phút. Ngoài ra, cũng có thể gãi nhẹ vào môi của trẻ hay vào vành tai trẻ bởi vì thần kinh tai và miệng của trẻ rất nhạy cảm khi gãi hoặc trẻ khóc, thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất.
Trẻ bị tưa miệng
Trẻ bị tưa lưỡi miệng thấy có những mảng vàng đục màu như đậu hũ ở trong má, lưỡi và vòm miệng. Trẻ bị tưa lưỡi lâu ngày sẽ bỏ bú và có thể bị tiêu chảy, viêm phổi do nấm.
Cách xử trí: rơ miệnh (lau miệng) cho trẻ bằng khăn xô mềm thấm nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày để tránh tưa lưỡi. Với trẻ bú mẹ, giữ vệ sinh vú mẹ không để bị nhiễm đẹn, còn trẻ bú bình thay bằng núm vú khác mềm hơn để trẻ dễ bú. Nếu trẻ bị tưa lưỡi nhẹ có thể dùng nước mật ong pha loãng lau miệng cho trẻ. Nếu điều trị bằng các biện pháp trên mà biểu hiện tưa lưỡi của trẻ không bớt, có thể dùng Natribicarbonate 4,2%, dạng gói, mỗi ngày 3 lần rơ miệng cho trẻ, mỗi lần 1/2 gói pha loãng sau đó lau sạch lại bằng nước muối sinh lý 0,9%. Sau 4 ngày không có kết quả cần tư vấn bác sĩ nhi khoa.
Táo bón
Táo bón là hiện tượng trẻ sơ sinh đi tiêu với số lần ít hơn so với bình thường (trung bình mỗi ngày trẻ đi tiêu ít nhất 1 lần trở lên, phân vàng hoặc xanh rêu lợt mềm, đóng thành khuôn). Một số dấu hiệu dưới đây cảnh báo tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh: 3 ngày hoặc có khi cả tuần, trẻ mới đi tiêu một lần. Tình trạng này kéo dài hai tuần liên tục hoặc hơn. Đi tiêu ra phân cứng, đóng thành từng cục nhỏ, trẻ quấy khóc và rất vất vả mới đi tiêu được.
Cách xử trí: massage không chỉ tốt cho trẻ đang bị táo bón mà nó còn là biện pháp giúp ngăn ngừa táo bón. Trẻ được 2 - 3 tuần tuổi là các bà mẹ có thể sử dụng cách massage. Chọn lúc trẻ thoải mái nhất, không bị no hay đói quá để tiến hành massage. Trước tiên, các bà mẹ nên làm ấm bàn tay rồi nhẹ nhàng xoa lên - xoa xuống hai bên sườn cho trẻ. Tiếp đến, xoa thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ trên bụng trẻ và ngược lại. Nắn nhẹ chân trẻ, giúp trẻ co đầu gối, ép nhẹ đầu gối lên bụng trẻ rồi lại duỗi chân ra. Có thể thực hiện 2 lần một ngày, mỗi lần khoảng 5 phút. Tăng cường các cữ bú mẹ trong ngày vì táo bón có thể bắt nguồn từ việc thiếu chất lỏng trong cơ thể trẻ. Nếu trẻ bú bình, các bà mẹ không nên pha loãng sữa vì cách này chỉ hợp với trẻ bị tiêu chảy - khi hệ tiêu hóa yếu và pha loãng sữa để cơ thể dễ hấp thu.
Đối với các bà mẹ cho con bú mẹ, việc ăn uống của mẹ hàng ngày, tăng cường rau xanh và trái cây tươi, đi kèm uống nhiều nước trong ngày. Không nên ăn kiêng quá mức, nên bỏ quan niệm chỉ ăn thịt nạc kho tiêu hay muối tiêu ăn đơn thuần, mà phải ăn đủ loại thức ăn, bữa ăn có canh, rau xanh. Chính điều ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp sữa mẹ có đủ chất giúp cho trẻ bú mẹ tiêu hóa tốt.
Một khi trẻ bị táo bón, nên sử dụng thuốc bơm hậu môn cho trẻ dạng gel, glycerin mỗi tube 2ml, mỗi lần bơm 2 tube. Đây là trường hợp giải quyết trước mắt. Về lâu dài, điều này không tốt cho trẻ mà cần thay đổi cách bú cho trẻ theo chỉ dẫn trên.
Tiêu chảy
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân, có thể do trẻ rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn đường ruột, kém hấp thu dưỡng chất, bị dị ứng với sữa hoặc bà mẹ sử dụng quá nhiều thức ăn hoặc thuốc có tính chất nhuận tràng trong giai đoạn cho trẻ bú. Biểu hiện khi trẻ bị bị tiêu chảy bao gồm: đi ngoài nhiều lần liên tục, bú kém, khóc nhiều do đau bụng… Tính chất phân cũng khác như: phân lỏng, nhiều nước hơn, thậm chí phân có thể màu xanh, phân có nhày, có máu. Trẻ có thể sốt, nôn… Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh tiêu chảy ở trẻ sẽ diễn biến rất nhanh. Đặc biệt là tình trạng mất nước sẽ dẫn đến suy thận, suy hô hấp và trẻ có thể tử vong.
Nguyên tắc điều trị: uống nhiều hơn bình thường, điều này rất quan trọng, cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước bằng gói bột điện giải Oresol (1 gói Oresol pha 1 lít nước sôi nấu chín để nguội hay pha 1 lít nước khoáng) sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay sau khi nôn ói. Nếu trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú. Vai trò uống nhiều nước để phòng tránh trẻ mất nước ở trong cơ thể trẻ. Đồng thời cho bé uống bổ sung kẽm dưới dạng nước, uống l0 - 14 ngày. Kẽm góp phần giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, đồng thời giúp giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời gian tới. Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu sau: Trẻ bỏ bú. Sốt cao hơn > 380C. Trẻ rất khát nước. Trong phân có máu. Cần thiết cho trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa. Ngoài ra có thể cho trẻ uống Smecta (diosmectite) với liều dùng 1/3 - 1/2 gói x 2 lần/ngày, giúp thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục, giảm lượng phân thải ra và rút ngắn thời gian tiêu chảy. Một khi trẻ đơn thuần tiêu chảy không có kèm theo sốt, nhiễm trùng hay phân có máu hoặc phân hôi thối nặng mùi. Vì đây là do nguyên nhân nhiễm trùng cần phải dùng thuốc kháng sinh đường ruột kết hợp men tiêu hóa. Không nên dùng Smecta.
Để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ sơ sinh, ngay từ khi mang thai người mẹ cần được chăm sóc thai sản tốt, vì đó là tiền đề sức khỏe cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là hạn chế được các nhiễm khuẩn trong giai đoạn chu sinh; cho trẻ sơ sinh bú mẹ ngay trong vòng 1 giờ sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng tuổi. Vì sữa mẹ cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý nhất, giúp cho sự phát triển và hệ miễn dịch của trẻ được toàn diện, giúp trẻ sơ sinh phòng chống bệnh và phòng chống mất nước khi bị bệnh tiêu chảy. Trẻ được bú mẹ sẽ ít mắc bệnh tiêu chảy và tỉ lệ tử vong thấp hơn so với trẻ không được bú mẹ, hoặc không được bú mẹ hoàn toàn; thực hiện vệ sinh trong chăm sóc cho trẻ và người mẹ đúng cách, đảm bảo vệ sinh tốt.
Hiểu biết đúng từng chứng bệnh các bà mẹ và ông bố có thể xử lý tốt các chứng bệnh do con mình mắc phải mà không cần thiết phải đến bệnh viện.
Xử trí các bệnh thông thường đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp sữa mẹ có đủ chất để trẻ bú mẹ tiêu hóa tốt..
Ọc sữa
Tình trạng ọc sữa hay xảy ra ở trẻ sơ sinh, đó là tình trạng do vòng van giữa thực quản và dạ dày không đủ mạnh để cản thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản và đôi khi trào ra miệng của trẻ. Trẻ bị ọc sữa có thể do sinh lý, cũng có thể do bệnh lý (những trường hợp do bệnh lý thì hiếm gặp) gây ra.
Đối với trẻ bú mẹ: nên cho bú bầu vú bên trái trước (trẻ mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải). Sau đó, chuyển trẻ sang bú bầu vú bên phải (lúc này dạ dày trẻ đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược. Không nên cho trẻ bú quá lâu, trung bình 10 phút cho bầu vú thứ nhất và 20 phút cho bầu vú thứ hai, bú trên 30 phút không có lợi cho trẻ.
Đối với trẻ bú bình: luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su luôn đầy sữa. Không để bình sữa nằm ngang trong khi bú, tránh tình trạng trẻ bú hơi trong bình sữa.
Khi cho bú, không nên để trẻ quấy khóc vì như vậy, trẻ có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày. Sau khi bú xong, cần bế trẻ theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi. Sau đó, hãy nhẹ nhàng đặt trẻ nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao.
Cho trẻ bú chậm, ít một và nhiều lần trong ngày nhằm tránh làm căng dạ dày trẻ quá mức, có thể cho trẻ dùng thêm các loại sữa dễ đông đặc khi vào dạ dày thì sẽ tránh được việc trào ngược.
Khi trẻ đang ọc sữa nên bế cháu lên đầu cao, không để trẻ nằm vì như vậy chất dịch sẽ vào phế quản sẽ nguy hiểm, lấy khăn lau nhẹ miệng trẻ, không nên thấy cặn sữa trong miệng trẻ mà dùng ngón tay đưa vào lau, làm thế trẻ càng bị kích thích óc sữa nhiều hơn. Một lưu ý nữa không nên cho trẻ nằm bú vì trẻ dễ bị sặc sữa. Khi người cho bú chú ý theo dõi sự bú của trẻ về vẻ mặt của trẻ, không nên vừa cho trẻ bú làm việc khác, lơ đãng không tập trung vì điều đó khi trẻ bị sặc sữa sẽ bị hốt hoảng.
Nấc cụt
Nấc là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này là do co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, làm cho khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín lại. Nấc thường kéo dài vài phút và có thể vài lần trong một ngày. Nấc là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành từ trong bào thai để chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp cho việc thở ngay sau khi trẻ được sinh ra. Trẻ có thể bị nấc vào bất cứ lúc nào, nhất là sau sinh và giảm dần sau một tuổi. Nấc thường xảy ra sau khi bú, thay đổi tư thế, khi bị nóng, lạnh... Nếu trẻ bị nấc mỗi ngày vài lần, mỗi lần 3 phút là bình thường không cần khám và điều trị gì, dần dần tình trạng này sẽ hết.
Để giảm nấc, không nên để cho trẻ quá đói rồi mới cho bú và cũng không nên cho trẻ bú quá no, khi cho trẻ bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh làm dạ dày giãn nhiều hơi. Sau khi bú nên bế trẻ đầu cao khoảng 10 phút.
Xử trí cắt cơn nấc bằng cách cho trẻ uống một vài thìa nước hay bú mẹ, bế trẻ đứng thẳng đỡ đầu và lưng trẻ, để cằm bé tỳ vào vai mẹ sau đó vuốt lưng hoặc vỗ nhẹ để bé ợ hơi, cũng có thể dùng ngón tay ấn cùng lúc vào 2 nắp tai trẻ vài phút. Ngoài ra, cũng có thể gãi nhẹ vào môi của trẻ hay vào vành tai trẻ bởi vì thần kinh tai và miệng của trẻ rất nhạy cảm khi gãi hoặc trẻ khóc, thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất.
Trẻ bị tưa miệng
Trẻ bị tưa lưỡi miệng thấy có những mảng vàng đục màu như đậu hũ ở trong má, lưỡi và vòm miệng. Trẻ bị tưa lưỡi lâu ngày sẽ bỏ bú và có thể bị tiêu chảy, viêm phổi do nấm.
Cách xử trí: rơ miệnh (lau miệng) cho trẻ bằng khăn xô mềm thấm nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày để tránh tưa lưỡi. Với trẻ bú mẹ, giữ vệ sinh vú mẹ không để bị nhiễm đẹn, còn trẻ bú bình thay bằng núm vú khác mềm hơn để trẻ dễ bú. Nếu trẻ bị tưa lưỡi nhẹ có thể dùng nước mật ong pha loãng lau miệng cho trẻ. Nếu điều trị bằng các biện pháp trên mà biểu hiện tưa lưỡi của trẻ không bớt, có thể dùng Natribicarbonate 4,2%, dạng gói, mỗi ngày 3 lần rơ miệng cho trẻ, mỗi lần 1/2 gói pha loãng sau đó lau sạch lại bằng nước muối sinh lý 0,9%. Sau 4 ngày không có kết quả cần tư vấn bác sĩ nhi khoa.
Táo bón
Táo bón là hiện tượng trẻ sơ sinh đi tiêu với số lần ít hơn so với bình thường (trung bình mỗi ngày trẻ đi tiêu ít nhất 1 lần trở lên, phân vàng hoặc xanh rêu lợt mềm, đóng thành khuôn). Một số dấu hiệu dưới đây cảnh báo tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh: 3 ngày hoặc có khi cả tuần, trẻ mới đi tiêu một lần. Tình trạng này kéo dài hai tuần liên tục hoặc hơn. Đi tiêu ra phân cứng, đóng thành từng cục nhỏ, trẻ quấy khóc và rất vất vả mới đi tiêu được.
Cách xử trí: massage không chỉ tốt cho trẻ đang bị táo bón mà nó còn là biện pháp giúp ngăn ngừa táo bón. Trẻ được 2 - 3 tuần tuổi là các bà mẹ có thể sử dụng cách massage. Chọn lúc trẻ thoải mái nhất, không bị no hay đói quá để tiến hành massage. Trước tiên, các bà mẹ nên làm ấm bàn tay rồi nhẹ nhàng xoa lên - xoa xuống hai bên sườn cho trẻ. Tiếp đến, xoa thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ trên bụng trẻ và ngược lại. Nắn nhẹ chân trẻ, giúp trẻ co đầu gối, ép nhẹ đầu gối lên bụng trẻ rồi lại duỗi chân ra. Có thể thực hiện 2 lần một ngày, mỗi lần khoảng 5 phút. Tăng cường các cữ bú mẹ trong ngày vì táo bón có thể bắt nguồn từ việc thiếu chất lỏng trong cơ thể trẻ. Nếu trẻ bú bình, các bà mẹ không nên pha loãng sữa vì cách này chỉ hợp với trẻ bị tiêu chảy - khi hệ tiêu hóa yếu và pha loãng sữa để cơ thể dễ hấp thu.
Đối với các bà mẹ cho con bú mẹ, việc ăn uống của mẹ hàng ngày, tăng cường rau xanh và trái cây tươi, đi kèm uống nhiều nước trong ngày. Không nên ăn kiêng quá mức, nên bỏ quan niệm chỉ ăn thịt nạc kho tiêu hay muối tiêu ăn đơn thuần, mà phải ăn đủ loại thức ăn, bữa ăn có canh, rau xanh. Chính điều ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp sữa mẹ có đủ chất giúp cho trẻ bú mẹ tiêu hóa tốt.
Một khi trẻ bị táo bón, nên sử dụng thuốc bơm hậu môn cho trẻ dạng gel, glycerin mỗi tube 2ml, mỗi lần bơm 2 tube. Đây là trường hợp giải quyết trước mắt. Về lâu dài, điều này không tốt cho trẻ mà cần thay đổi cách bú cho trẻ theo chỉ dẫn trên.
Tiêu chảy
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân, có thể do trẻ rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn đường ruột, kém hấp thu dưỡng chất, bị dị ứng với sữa hoặc bà mẹ sử dụng quá nhiều thức ăn hoặc thuốc có tính chất nhuận tràng trong giai đoạn cho trẻ bú. Biểu hiện khi trẻ bị bị tiêu chảy bao gồm: đi ngoài nhiều lần liên tục, bú kém, khóc nhiều do đau bụng… Tính chất phân cũng khác như: phân lỏng, nhiều nước hơn, thậm chí phân có thể màu xanh, phân có nhày, có máu. Trẻ có thể sốt, nôn… Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh tiêu chảy ở trẻ sẽ diễn biến rất nhanh. Đặc biệt là tình trạng mất nước sẽ dẫn đến suy thận, suy hô hấp và trẻ có thể tử vong.
Nguyên tắc điều trị: uống nhiều hơn bình thường, điều này rất quan trọng, cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước bằng gói bột điện giải Oresol (1 gói Oresol pha 1 lít nước sôi nấu chín để nguội hay pha 1 lít nước khoáng) sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay sau khi nôn ói. Nếu trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú. Vai trò uống nhiều nước để phòng tránh trẻ mất nước ở trong cơ thể trẻ. Đồng thời cho bé uống bổ sung kẽm dưới dạng nước, uống l0 - 14 ngày. Kẽm góp phần giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, đồng thời giúp giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời gian tới. Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu sau: Trẻ bỏ bú. Sốt cao hơn > 380C. Trẻ rất khát nước. Trong phân có máu. Cần thiết cho trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa. Ngoài ra có thể cho trẻ uống Smecta (diosmectite) với liều dùng 1/3 - 1/2 gói x 2 lần/ngày, giúp thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục, giảm lượng phân thải ra và rút ngắn thời gian tiêu chảy. Một khi trẻ đơn thuần tiêu chảy không có kèm theo sốt, nhiễm trùng hay phân có máu hoặc phân hôi thối nặng mùi. Vì đây là do nguyên nhân nhiễm trùng cần phải dùng thuốc kháng sinh đường ruột kết hợp men tiêu hóa. Không nên dùng Smecta.
Để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ sơ sinh, ngay từ khi mang thai người mẹ cần được chăm sóc thai sản tốt, vì đó là tiền đề sức khỏe cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là hạn chế được các nhiễm khuẩn trong giai đoạn chu sinh; cho trẻ sơ sinh bú mẹ ngay trong vòng 1 giờ sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng tuổi. Vì sữa mẹ cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý nhất, giúp cho sự phát triển và hệ miễn dịch của trẻ được toàn diện, giúp trẻ sơ sinh phòng chống bệnh và phòng chống mất nước khi bị bệnh tiêu chảy. Trẻ được bú mẹ sẽ ít mắc bệnh tiêu chảy và tỉ lệ tử vong thấp hơn so với trẻ không được bú mẹ, hoặc không được bú mẹ hoàn toàn; thực hiện vệ sinh trong chăm sóc cho trẻ và người mẹ đúng cách, đảm bảo vệ sinh tốt.