Diện tích: 4,92 km2 | Dân số: | Các phường: Quận 3 có 14 phường, đánh số từ 1 đến 14 | Tổng quan Quận 3 là quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh, cũng thuộc khu vực Sài Gòn, Bến Nghé trước đây. Phía Bắc giáp quận Phú Nhuận. Phía Đông Bắc giáp quận 1, ranh giới là đường Hai Bà Trưng. Đông Nam giáp quận 1, ranh giới là đường Nguyễn Thị Minh Khai. Tây Nam giáp quận 10 qua đường Cách Mạng Tháng 8. Nam giáp đại lộ Lý Thái Tổ ngăn cách với quận 10.Đến với quận 3, du khách sẽ có dịp ghé thăm những di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng của thành phố như: cầu Công Lý, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Xá Lợi, khu Bàn Cờ, công trường Quốc Tế, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ....cùng nhiều địa điểm vui chơi giải trí hấp dẫn khác. Lịch sử Lúc đầu vùng đất này thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Sau thuộc thành phố Sài Gòn, được trở thành quận từ năm 1959. Sau 30-4-1975 là quận của thành phố Hồ Chí Minh. Từ 20-5-1976, có 25 phường, tháng 2-1981 nhập lại còn 20 phường, đến 17-9-1988 nhập lại còn 14 phường như hiện nay.Trước 1975, Quận 3 là một quận mang tính cư trú, hành chính. Là một trong các Quận trung tâm Sài Gòn có các cơ quan đầu não của chính quyền Mỹ - Ngụy và sứ quán nước ngoài. Là nơi mà phong trào đấu tranh cách mạng làn rộng trong từng ngõ hẻm, đường phố. Là nơi mà niềm tự hào của nhân dân Quận 3 về những người con cách mạng kiên cường anh dũng như Lê Văn Sỹ, Trần Quốc Thảo, Nguyễn Văn Trỗi … và những người mẹ suốt đời hy sinh cho cách mạng đã đi vào thi ca như "Người mẹ Bàn Cờ", là nơi đặt Bộ chỉ huy tiền phương trong đợt tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 (Phở Bình số 7 Lý Chính Thắng)... Kinh tế - Xã hội Từ năm 1975 trở về trước, Quận 3 là địa bàn dân cư, hoạt động kinh tế không đáng kể. Qua 30 năm phát triển, hiên nay Quận 3 là một quận có các hoạt động kinh tế thuộc loại khá của Thành phố theo cơ cấu: Thương mại – dịch vụ và Công nghiệp – tiểu công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.146 tỷ đồng (chỉ tính các doanh nghiệp ngòai quốc; giá cố định 94), doanh thu thương mại-dịch vụ (chỉ tính các doanh nghiệp ngoài quốc doanh) đạt 23.100 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2005 đạt 711 tỷ đồng (cao hơn 32 tỉnh). Tính đến 31/12/2005 trên địa bàn quận có 15.799 cơ sở với trên 100 ngàn lao động. Riêng số lượng doanh nghiệp là 2137, đứng hàng thứ 5 sau Quận 1 và Quận Tân Bình, Quận Bình Thạnh, Quận Gò Vấp.Về trung tâm thương mại có 4 chợ cấp Quận quản lý: Bàn Cờ, Vườn Chuối, Nguyễn Văn Trỗi, Bùi Phát; 2 siêu thị: Coopmart Nguyễn Đình Chiểu, Citymart Minh Châu; 3 trung tâm điện máy: Lộc Lê, Ideal, VietnamShop. Trong những năm qua, từ nguồn ngân sách và huy động nhân dân đóng góp, quận 3 đã đầu tư xây dựng nhiều công trình phúc lợi công cộng, nhiều trường học được đầu tư sửa chữa nâng cấp xây mới như : trường Đô Lương, trường Trần Văn Đang, trường Phan Văn Hân, trường Lương Thế Vinh. trường Trần Quốc Thảo, Kỳ Đồng, Phan Đình Phùng… xây dựng cầu Trần quang Diệu, hồ bơi Kỳ Đồng, Trung tâm Y tế quận 3, cải tạo nâng cấp các chợ, mở tuyến đường Nguyễn Thượng Hiền giải tỏa mở rộng đường Trương Định, Bà Huyện Thanh Quan nối dài, thực hiện tráng bê tông nhựa nóng và ciment 100% các đường hẻm, thực hiện cuộc vận động nhân dân hiến đất mở rộng hẻm, chỉnh trang vỉa hè trên các tuyến đường chính…Thực hiện xong chương trình giải tỏa cải tạo nhà trên kênh và ven kênh Nhiêu Lộc và giải tỏa mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Hiện quận đang tập trung xây dựng 1 số chung cư cao tầng (20 - 25 tầng) để giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở của nhân dân. Quy hoạch phát triểnTheo thông tin tư Sở Quy hoạch kiến trúc thành phố, đồ án quy hoạch chung quận 3 đến năm 2020 đã được UBND Thành phố phê duyệt vào tháng 12-1998, tuy nhiên quá trình thực hiện quy hoạch cho đến nay có nhiều thay đổi. Theo nội dung điều chỉnh quy hoạch mới, quy mô diện tích đất quy hoạch của toàn quận 3 khoảng 492,88 ha (tăng 6,98 ha so với diện tích đất quy hoạch được duyệt tại Quyết định số 6788/QĐ-UB-QLĐT ngày 18/12/1998 của Ủy ban nhân dân Thành phố).Dân số hiện trạng của quận 3 năm 2005 là 200.262 người, theo dự kiến đến năm 2010 dân số tăng từ 210.000 - 213.000 người, năm 2015 tăng 216.000 - 218.000 người và năm 2020 dân số toàn quận 3 dao động khoảng 200.000 - 220.000 người.Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận 3 đến năm 2020 được xác định là một phần thuộc Khu Trung tâm thành phố, khu dân dụng, thương mại-dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Song song đó, cùng với quận 1, 2, 4 và Bình Thạnh, một số khu vực của quận 3 có chức năng là Trung tâm thành phố về mặt chính trị, hành chính, văn hóa và giao dịch quốc tế. Ngoài ra, quận 3 còn có khu ở đô thị là những khu dân cư hiện hữu và xây dựng mới với hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.Khu I có diện tích khoảng 189,4 ha (chiếm 38,4% diện tích toàn quận) được giới hạn bởi các đường Nguyễn Thị Minh Khai, Hai Bà Trưng, Lý Chính Thắng, và Cách Mạng Tháng 8, dân số dự kiến từ 39.000-50.000 người. Chức năng của Khu I là trung tâm tài chính, trung tâm thương mại dịch vụ, dịch vụ du lịch, giao dịch trong nước và quốc tế, đây còn là khu vực tập trung các công trình công cộng cấp trung ương và thành phố.Khu II với chức năng là khu dân cư và thương mại được giới hạn bởi các trục đường Điện Biên Phủ, Cách Mạng Tháng 8, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Thái Tổ, Nguyễn Thượng Hiền, có diện tích 101,5 ha (chiếm 20,6% diện tích toàn quận). Các công trình công cộng phúc lợi sẽ được xây dựng xen kẽ trong khu dân cư; công viên cây xanh được bố trí trong khu vực phường 1, riêng khu chung cư Nguyễn Thiện Thuật (hiện đã xuống cấp) trong quá trình quy hoạch sẽ có kế hoạch xây dựng lại và mở rộng thêm, dự kiến dân số khu II là 75.000 người.Khu III chiếm 41% diện tích toàn quận (201,9 ha), giới hạn bởi các trục đường Hai Bà Trưng, Lý Chính Thắng, Cách Mạng Tháng 8, ranh quận Phú Nhuận, Tân Bình. Khu này có dân số khoảng 86.000-95.000 người, đây là khu dân cư trung tâm thương mại quy mô lớn được dự kiến trong tương lai tại khu vực quảng trường trước ga Sài Gòn và trục đường Cách Mạng Tháng 8 khi hình thành nhà ga đầu mối đường sắt đô thị.Các chỉ tiêu quy hoạch-kiến trúc chủ yếu đến năm 2020 được thể hiện như sau: chỉ tiêu sử dụng đất ở 10 - 12 m2/người, đất CTCC-thương mại dịch vụ từ 3,5 - 5 m2/người, đất công viên cây xanh – thể dục thể thao khoảng 0,5 - 0,6 m2/người, đất giao thông 5,5 – 7 m2/người, tầng cao xây dựng tối thiểu đối với nhà ở là 02 tầng, chung cư là 9 tầng, mật độ xây dựng chung khoàng 40-50%, hệ số sử dụng đất là 2,5 – 3. Giao thôngQuận 3 hiện có các tuyến đường giao thông quan trong như đường Cách Mạng Tháng 8, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai. Theo dự kiến, sẽ điều chỉnh một số tuyến giao thông so với quy hoạch chung duyệt năm 1998 gồm tuyến đường Bắc Nam trong quy hoạch chi tiết sẽ được thay thế bằng tuyến đường trên cao Nhiêu Lộc-Thị Nghè. Giảm lộ giới đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa từ 35 m xuống còn 30 m. Về giao thông đô thị, sẽ xem xét đánh giá các tuyến đường quy hoạch đã duyệt trước đây theo hướng giữ lại hoặc điều chỉnh và bổ sung một số trục đường có tính khả thi.
Đồng thời xác định các nút giao thông chính cần cải tạo, khống chế, một số bến bãi xe khu vực. Duy trì ga Sài Gòn (Hòa Hưng) là ga đầu mối đường sắt đô thị. Theo quy hoạch, quận 3 còn có dự án đường sắt đô thị là tuyến tàu điện ngầm từ chợ Bến Thành theo đường Cách Mạng Tháng 8 đến kênh Tham Lương (quận 12) có kết nối với ga Sài Gòn. Đây là tuyến giao thông công cộng có khối lượng lớn. |