Nguồn tham khảo về Văn học Hàn Quốc : học tiếng hàn quốc cơ bản
Không chỉ nổi tiếng bởi làn sóng văn hóa Hàn Quốc, nhạc Hàn và phim Hàn tiến ra thế giới, hay với trình độ thẩm mỹ nghệ thuật tiên tiến, văn
học Hàn Quốc đang dần tiến quân ra thế giới với những tác phẩm nổi tiếng và cực kì có giá trị. Họ có một đội ngũ các nhà văn và nhà phê bình xuất
sắc, đáng kinh ngạc, mang đậm truyền thống văn học quốc gia. Tại Hội chợ sách London năm 2014, Hàn Quốc được chọn là nền văn học và xuất bản điểm
nhấn, chúng ta hãy dành thời gian để điểm qua những nhà văn Hàn Quốc đã có công đưa văn học của xứ sở Kim Chi đến với thế giới.
Kim Seong-Kon, Chủ tịch Viện Văn học dịch Hàn Quốc phát biểu rằng, “Con mắt của thế giới đang theo dõi Hội chợ sách London năm 2014. Sự kiện
này sẽ giống như một địa điểm tập trung của các nền văn hóa khác nhau, và sách từ khắp nơi trên thế giới sẽ đổ về đây để đáp ứng nhu cầu của người đọc.
Nó đồng thời cũng là một sự kiện đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hiểu biết văn hóa giữa Hàn Quốc và Vương quốc Anh”.
Viện Văn học dịch Hàn Quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của văn học Hàn Quốc những năm gần đây. Các nhà văn
Hàn Quốc cũng chưa từng có một hoạt động đặc biệt nào tại phương Tây trước đây. Hội chợ sách London đối với họ là một cơ hội lớn. Một loạt các nhà văn
nổi bật của đất nước này sẽ mang đến sự phong phú, đa dạng và sâu sắc của truyền thống văn hóa Hàn Quốc, một truyền thống đã từng bị vùi dập bởi các
bên xung đột và những biến động lịch sử trong nhiều năm, nhưng vẫn giữ vững được bản sắc, kiên định, duy nhất, đến với thế giới.
Việc Văn học Hàn Quốc không tiếp xúc được
nhiều với quốc tế một phần là bởi vì, họ thiếu một số những nhân vật siêu việt như Haruki Murakami hay Mạc Ngôn, có những tác phẩm đưa ra lời kêu gọi
phổ quát, vượt ra khỏi các cuộc xung đột bên trong đất nước của họ. Nhà thơ Ko Un là tác giả Hàn Quốc được biết đến nhiều nhất và thường xuyên được nhắc
đến như là một chủ nhân tương lai của Giải thưởng Nobel Văn học, song, tính thế giới khá loãng trong thơ của ông, đồng thời, thơ ông cũng thiếu sự hấp
dẫn, khó tạo ra sự đột phá như một tiểu thuyết gia.
Để cùng tìm hiểu sâu hơn về văn học Hàn Quốc, trung tâm tiếng hàn SOFL xin giới thiệu một số nhà văn đại diện cho Làn sóng Hàn nổi bật nhất nhé
Hwang Sun - mi
Hwang Sun-mi là một tên tuổi rất quen thuộc ở Hàn Quốc, nổi tiếng từ tác phẩm Cô gà mái mơ có thể bay (The Hen Who Dreamed She Could Fly), cuốn tiểu
thuyết hiện vẫn nằm trong danh sách bán chạy nhất tại Hàn Quốc trong vòng mười năm qua.
Hình thức ngụ ngôn hiện đại này kể về câu chuyện của một cô gà mái có tên là Sprout, mơ ước được tự do và sinh ra quả trứng của mình.Thông qua câu
chuyện có vẻ đơn giản này, Hwang đã trau chuốt các chủ đề phức tạp liên quan đến tự do cá nhân, quyền làm mẹ của phụ nữ, khiến chúng ta liên tưởng đến
hai tác phẩm nổi tiếng, Trại Gia súc (Animal Farm) và Mạng nhện Charlotte (Charlotte’s Web).
Hwang Sok-yong
Là một tác giả đại diện cho cực đoan chính trị, Hwang Sok-yong thường tham gia các tranh luận với phong cách thẳng thắn, bàn về những thực tế xã hội,
chính trị tại Hàn Quốc trong suốt sự nghiệp văn học. Ông là người đã xác định Hàn Quốc là “một quốc gia hoàn toàn vô gia cư và tìm cách để làm nổi bật
những cách thức phân chia và đàn áp chính trị trên cả hai miền Nam Bắc.”
Khuynh hướng chính trị của Hwang Sok-yong được định hình bởi sự thù địch đối với Park Chung-hee, nhà hoạt động chính trị người Đại Hàn đã thành lập nền
Cộng hòa thứ ba trong lịch sử Hàn Quốc, và những kinh nghiệm thực tế của ông về cuộc xung đột trong cuộc chiến tranh Việt Nam, nơi ông đã buộc phải
phục vụ như một thành viên của quân đoàn quân sự của Hàn Quốc.
Ngoài ra còn rất nhiều nhà văn khác đại diện đưa làn sóng văn học hàn quốc vươn
ra thế giới. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm một số tác phẩm văn học hàn quốc vào các bài viết tiếp theo của trung tâm nhé
Thông tin được cung cấp bởi
TRUNG TÂM TIẾNG HÀN SOFL
Địa chỉ : Cơ sở 1 Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Tel: 0462 927 213 - Hotline: 0917 86 12 88 - 0962 461 288
Không chỉ nổi tiếng bởi làn sóng văn hóa Hàn Quốc, nhạc Hàn và phim Hàn tiến ra thế giới, hay với trình độ thẩm mỹ nghệ thuật tiên tiến, văn
học Hàn Quốc đang dần tiến quân ra thế giới với những tác phẩm nổi tiếng và cực kì có giá trị. Họ có một đội ngũ các nhà văn và nhà phê bình xuất
sắc, đáng kinh ngạc, mang đậm truyền thống văn học quốc gia. Tại Hội chợ sách London năm 2014, Hàn Quốc được chọn là nền văn học và xuất bản điểm
nhấn, chúng ta hãy dành thời gian để điểm qua những nhà văn Hàn Quốc đã có công đưa văn học của xứ sở Kim Chi đến với thế giới.
Kim Seong-Kon, Chủ tịch Viện Văn học dịch Hàn Quốc phát biểu rằng, “Con mắt của thế giới đang theo dõi Hội chợ sách London năm 2014. Sự kiện
này sẽ giống như một địa điểm tập trung của các nền văn hóa khác nhau, và sách từ khắp nơi trên thế giới sẽ đổ về đây để đáp ứng nhu cầu của người đọc.
Nó đồng thời cũng là một sự kiện đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hiểu biết văn hóa giữa Hàn Quốc và Vương quốc Anh”.
Viện Văn học dịch Hàn Quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của văn học Hàn Quốc những năm gần đây. Các nhà văn
Hàn Quốc cũng chưa từng có một hoạt động đặc biệt nào tại phương Tây trước đây. Hội chợ sách London đối với họ là một cơ hội lớn. Một loạt các nhà văn
nổi bật của đất nước này sẽ mang đến sự phong phú, đa dạng và sâu sắc của truyền thống văn hóa Hàn Quốc, một truyền thống đã từng bị vùi dập bởi các
bên xung đột và những biến động lịch sử trong nhiều năm, nhưng vẫn giữ vững được bản sắc, kiên định, duy nhất, đến với thế giới.
Việc Văn học Hàn Quốc không tiếp xúc được
nhiều với quốc tế một phần là bởi vì, họ thiếu một số những nhân vật siêu việt như Haruki Murakami hay Mạc Ngôn, có những tác phẩm đưa ra lời kêu gọi
phổ quát, vượt ra khỏi các cuộc xung đột bên trong đất nước của họ. Nhà thơ Ko Un là tác giả Hàn Quốc được biết đến nhiều nhất và thường xuyên được nhắc
đến như là một chủ nhân tương lai của Giải thưởng Nobel Văn học, song, tính thế giới khá loãng trong thơ của ông, đồng thời, thơ ông cũng thiếu sự hấp
dẫn, khó tạo ra sự đột phá như một tiểu thuyết gia.
Để cùng tìm hiểu sâu hơn về văn học Hàn Quốc, trung tâm tiếng hàn SOFL xin giới thiệu một số nhà văn đại diện cho Làn sóng Hàn nổi bật nhất nhé
Hwang Sun - mi
Hwang Sun-mi là một tên tuổi rất quen thuộc ở Hàn Quốc, nổi tiếng từ tác phẩm Cô gà mái mơ có thể bay (The Hen Who Dreamed She Could Fly), cuốn tiểu
thuyết hiện vẫn nằm trong danh sách bán chạy nhất tại Hàn Quốc trong vòng mười năm qua.
Hình thức ngụ ngôn hiện đại này kể về câu chuyện của một cô gà mái có tên là Sprout, mơ ước được tự do và sinh ra quả trứng của mình.Thông qua câu
chuyện có vẻ đơn giản này, Hwang đã trau chuốt các chủ đề phức tạp liên quan đến tự do cá nhân, quyền làm mẹ của phụ nữ, khiến chúng ta liên tưởng đến
hai tác phẩm nổi tiếng, Trại Gia súc (Animal Farm) và Mạng nhện Charlotte (Charlotte’s Web).
Hwang Sok-yong
Là một tác giả đại diện cho cực đoan chính trị, Hwang Sok-yong thường tham gia các tranh luận với phong cách thẳng thắn, bàn về những thực tế xã hội,
chính trị tại Hàn Quốc trong suốt sự nghiệp văn học. Ông là người đã xác định Hàn Quốc là “một quốc gia hoàn toàn vô gia cư và tìm cách để làm nổi bật
những cách thức phân chia và đàn áp chính trị trên cả hai miền Nam Bắc.”
Khuynh hướng chính trị của Hwang Sok-yong được định hình bởi sự thù địch đối với Park Chung-hee, nhà hoạt động chính trị người Đại Hàn đã thành lập nền
Cộng hòa thứ ba trong lịch sử Hàn Quốc, và những kinh nghiệm thực tế của ông về cuộc xung đột trong cuộc chiến tranh Việt Nam, nơi ông đã buộc phải
phục vụ như một thành viên của quân đoàn quân sự của Hàn Quốc.
Ngoài ra còn rất nhiều nhà văn khác đại diện đưa làn sóng văn học hàn quốc vươn
ra thế giới. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm một số tác phẩm văn học hàn quốc vào các bài viết tiếp theo của trung tâm nhé
Thông tin được cung cấp bởi
TRUNG TÂM TIẾNG HÀN SOFL
Địa chỉ : Cơ sở 1 Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Tel: 0462 927 213 - Hotline: 0917 86 12 88 - 0962 461 288