nhà tuyển dụng nhật bản ưu tiên lao động trình độ cao việt nam
Nhiều cánh cửa hé mở năm 2015
Hiện nay nhiều bạn trẻ đang lo lắng về công việc sau này khi ra trường khi học tiếng nhật , nhưng các bạn cứ yên tâm , sau khi đọc bài viết của này
Đánh giá về tiềm năng của thị trường lao động năm 2015, nhiều chuyên gia khẳng định, với dấu ấn từ năm 2014 (đã đưa được hơn 100 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài) sẽ tạo đà rất lớn cho thị trường xuất khẩu lao động trong năm 2015. Đáng chú ý, cánh cửa xuất khẩu nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ rộng mở hơn với lao động Việt Nam. Điển hình là thị trường Nhật Bản, nếu như trước đây, thực tập sinh Việt Nam được Nhật Bản tiếp nhận chủ yếu trong các ngành cơ khí, điện tử, dệt may, thời gian gần đây, Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong hầu hết các ngành nghề từ xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dệt may; trong đó, nhu cầu với các ngành xây dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm tăng mạnh.
Các bạn có thể xem danh sách các công ty tuyển dụng nhật bản tại đây
Bên cạnh đó, số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài dự báo sẽ gia tăng. Trước mắt, trong năm nay sẽ có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch. "Số người lao động trong 8 ngành nghề nói trên hoặc có trình độ, bằng cấp đạt tiêu chuẩn sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại các nước trong khối, đồng thời có điều kiện dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc tận dụng những cơ hội này. Vì vậy, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc đối tượng này dự báo sẽ có sự gia tăng trong năm 2015” – ông Tống Hải Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước nhận định.
Chú trọng nâng cao chất lượng lao động
Thực tế cho thấy, 2 năm trở lại đây, lao động trình độ cao của Việt Nam, đặc biệt là lao động trong ngành điều dưỡng, hộ lý, có nhiều cơ hội đi làm việc ở nước ngoài hơn khi Cục Quản lý lao động ngoài nước trực tiếp thực hiện 2 chương trình hợp tác với Nhật Bản và Đức trong tuyển chọn, đào tạo và đưa các ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại hai quốc gia này. Hiện, Cục Quản lý lao động ngoài nước đang triển khai Dự án Hỗ trợ đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Mặc dù đạt được những kết quả trên, nhưng theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, chất lượng lao động là một yếu tố then chốt góp phần vào sự phát triển bền vững của công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Do đó, trong năm 2015, cùng với việc duy trì phát triển các thị trường truyền thống, Bộ LĐTB&XH sẽ tiếp tục nghiên cứu, hướng đến việc mở rộng các thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt cho người lao động, trong đó, ưu tiên vẫn là lao động đã qua đào tạo, có trình độ. Ngoài ra, Việt Nam đang hướng tới việc xây dựng thương hiệu cho lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động, giữ được vị thế của lao động Việt Nam trong mắt các nhà tuyển dụng. Do đó người lao động trước khi đi xuất khẩu sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về đất nước, con người nước sở tại cũng như phong tục, tập quán, đặc biệt là kỷ luật lao động.
Nhiều cánh cửa hé mở năm 2015
Hiện nay nhiều bạn trẻ đang lo lắng về công việc sau này khi ra trường khi học tiếng nhật , nhưng các bạn cứ yên tâm , sau khi đọc bài viết của này
Đánh giá về tiềm năng của thị trường lao động năm 2015, nhiều chuyên gia khẳng định, với dấu ấn từ năm 2014 (đã đưa được hơn 100 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài) sẽ tạo đà rất lớn cho thị trường xuất khẩu lao động trong năm 2015. Đáng chú ý, cánh cửa xuất khẩu nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ rộng mở hơn với lao động Việt Nam. Điển hình là thị trường Nhật Bản, nếu như trước đây, thực tập sinh Việt Nam được Nhật Bản tiếp nhận chủ yếu trong các ngành cơ khí, điện tử, dệt may, thời gian gần đây, Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong hầu hết các ngành nghề từ xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dệt may; trong đó, nhu cầu với các ngành xây dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm tăng mạnh.
Các bạn có thể xem danh sách các công ty tuyển dụng nhật bản tại đây
Bên cạnh đó, số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài dự báo sẽ gia tăng. Trước mắt, trong năm nay sẽ có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch. "Số người lao động trong 8 ngành nghề nói trên hoặc có trình độ, bằng cấp đạt tiêu chuẩn sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại các nước trong khối, đồng thời có điều kiện dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc tận dụng những cơ hội này. Vì vậy, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc đối tượng này dự báo sẽ có sự gia tăng trong năm 2015” – ông Tống Hải Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước nhận định.
Chú trọng nâng cao chất lượng lao động
Thực tế cho thấy, 2 năm trở lại đây, lao động trình độ cao của Việt Nam, đặc biệt là lao động trong ngành điều dưỡng, hộ lý, có nhiều cơ hội đi làm việc ở nước ngoài hơn khi Cục Quản lý lao động ngoài nước trực tiếp thực hiện 2 chương trình hợp tác với Nhật Bản và Đức trong tuyển chọn, đào tạo và đưa các ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại hai quốc gia này. Hiện, Cục Quản lý lao động ngoài nước đang triển khai Dự án Hỗ trợ đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Mặc dù đạt được những kết quả trên, nhưng theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, chất lượng lao động là một yếu tố then chốt góp phần vào sự phát triển bền vững của công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Do đó, trong năm 2015, cùng với việc duy trì phát triển các thị trường truyền thống, Bộ LĐTB&XH sẽ tiếp tục nghiên cứu, hướng đến việc mở rộng các thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt cho người lao động, trong đó, ưu tiên vẫn là lao động đã qua đào tạo, có trình độ. Ngoài ra, Việt Nam đang hướng tới việc xây dựng thương hiệu cho lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động, giữ được vị thế của lao động Việt Nam trong mắt các nhà tuyển dụng. Do đó người lao động trước khi đi xuất khẩu sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về đất nước, con người nước sở tại cũng như phong tục, tập quán, đặc biệt là kỷ luật lao động.