Phong tục cưới hỏi của người Nhật bản
Nhật Bản được biết đến là một cường quốc của khoa học kỹ thuật, một xứ sở của tuyết và hoa anh đào. Nhật Bản luôn tìm cách bảo tồn và phát huy tinh hoa dân tộc. Con Người Nhật Bản rất yêu quý và giữ gìn bản sắc dân tộc của mình. Một trong những yếu tố ấy là phong tục cưới.
Khái niệm về nghi lễ và hôn nhân tại Nhật tuy có một vài thay đổi để phù hợp nhưng vẫn duy trì những sắc thái cổ truyền. Ở Nhật có hai loại hôn nhân chủ yếu là hôn nhân dàn xếp và hôn nhân lựa chọn. Nhưng ngày nay hôn nhân dàn xếp giảm dần khi chế độ dân chủ phát triển, thanh niên Nhật ngày nay đã tự do tìm hiểu nhau trước khi tiến đến hôn nhân. Khi cảm thấy không thể thiếu nhau trong cuộc đời thì họ sẽ đi đến kết hôn.
Các cuộc hôn nhân sắp đặt là đặc điểm rất Nhật Bản. Đây là những cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu đôi lứa mà qua giới thiệu của người mai mối khi thấy hai người hợp với nhau. Thông thường, cha mẹ của người con trai hoặc người con gái đưa ảnh của con mình cùng một số thông tin về bản thân, cho người mối mai và đề nghị tìm vị hôn phu hoặc hôn thê thích hợp. Nếu tìm được, hai người sẽ được giới thiệu với nhau trước sự có mặt của cha mẹ trong một cuộc gặp gỡ chính thức, tiếng Nhật gọi là miai. Trong buổi gặp gỡ này, họ nói chuyện về sở thích cá nhân, về kiểu gia đình mà họ mong muốn và những vấn đề khác với mục đích xem hai bên hòa hợp nhau tới mức nào.
Cùng với quá trình dân chủ hóa sau khi chiến tranh kết thúc, các cuộc hôn nhân tự do, không thông qua sắp đặt, tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, kiểu hôn nhân sắp đặt vẫn có nhiều người theo. Vào năm 90, các cuộc thăm dò với đối tượng là những người mới lập gia đình trong các công ty hàng đầu của Nhật cho thấy, đến 20% ủng hộ hôn nhân sắp đặt.
Trung tâm tiếng nhật tại hà nội
Về lễ cưới, có thể nói lễ cưới mang tính chất quan trọng nhất trong 4 lễ lớn ở Nhật, thường được gọi là kankon sosai, bao gồm lễ thành nhân, lễ cưới, lễ tang và lễ cúng tổ tiên. Để chính thức hóa cuộc hôn nhân phải đăng ký với chính quyền địa phương nhưng sự thừa nhận của xã hội và mọi người lại là ở các buổi tiệc cưới với những y phục trang trọng. Kiểu đám cưới truyền thống thường thấy ngày nay áp dụng các thủ tục đặt ra trong thời Minh Trị (1868-1912). Tùy theo từng địa phương, thủ tục cưới xin khác nhau rất nhiều, nhưng hầu hết các đám cưới theo kiểu truyền thống đều theo những phong tục như sau:
Trước hết, ngày tổ chức lễ cưới được chọn rất cẩn thận để tránh những ngày mang điềm xấu. Các lễ nghi đám cưới truyền thống bắt đầu một ngày trước đám cưới chính thức, khi cô dâu đi thăm đền chùa hoặc tổ chức liên hoan chia tay với cha mẹ và hàng xóm. Các lễ nghi trong ngày cưới chủ yếu diễn ra ở nhà chú rể. Khi cô dâu chia tay với cha mẹ để sang nhà chú rể phải mặc đồ trắng. Tại nhà chú rể, cô dâu mặc kimono màu trắng, đội loại mũ gọi là tsuno-kakushi, có nghĩa là “giấu sừng”, ám chỉ gạt bỏ và giấu đi sự ghen tuông của phụ nữ. Chú rể mặc kimono có gắn gia huy và quần chùng, gọi là hakama.
Lớp học tiếng nhật tại hoàng mai
Khi rước dâu về tới nhà sẽ tổ chức nhiều nghi lễ mà quan trọng nhất là việc đôi tân hôn hứa hẹn thề nguyền bằng cách trao các chén rượu sake cho nhau. Nghi thức này, tiếng Nhật gọi là sansan kudo, vốn xuất phát từ những gia đình quyền quý nhưng nay được coi là tiêu chuẩn trong các đám cưới kiểu truyền thống trên toàn Nhật Bản, theo đó cô dâu và chú rể 3 lần nhấp rượu sake trong một bộ 3 chiếc chén từ nhỏ đến lớn. Tiếp sau nghi thức này là giới thiệu gia đình hai họ và tiệc đón dâu. Khoảng 3 hoặc 5 ngày sau, người vợ và đôi khi cả chồng, trở về nhà mình, mang theo quà cho người thân và bạn bè. Nghi thức này gọi là satogaeri.
Đám cưới truyền thống về cơ bản là những lễ nghi thế tục theo phong tục tập quán địa phương. Đám cưới hiện đại ngày nay cũng vậy nhưng có thể có thêm một nghi thức tôn giáo, dẫu đôi tân hôn có thể chẳng theo tôn giáo nào. Các đám cưới Thần đạo – trở nên được ưa chuộng sau lễ cưới Thần đạo cho thái tử vào năm 1900 – phổ biến hơn các đám cưới theo kiểu Phật giáo và Thiên chúa giáo, tuy các đám cưới kiểu Thiên chúa giáo ngày càng phát triển như cái mốt ở Nhật.
Địa điểm tổ chức lễ cưới cũng chuyển từ ở gia đình tới các đền, chùa và kể từ sau Thế chiến 2 là các khách sạn, nhà hàng, nhà thờ hoặc các phòng cưới đặc biệt. Nhiều người vẫn theo nghi thức về thăm nhà gái sau ngày cưới, nhưng hầu hết người Nhật thích trước đó hưởng tuần trăng mật ít nhất là 1 tuần. Tuy vẫn có nhiều đám cưới linh đình, tốn kém và cha mẹ chịu chi phí, cách tổ chức đang dần dần thay đổi vì không ít đôi vợ chồng muốn có một đám cưới độc đáo, theo sở thích riêng của họ.
Ở Nhật Bản, khi tổ chức lễ cưới, có người tổ chức theo kiểu truyền thống nhưng cũng có người muốn tổ chức theo kiểu hiện đại. Hình thức kết hôn có 4 kiểu.. Tổ chức theo nghi lễ thần đạo, tổ chức theo nghi lễ của thiên chúa giáo, tổ chức theo nghi lễ Phật giáo và tổ chức theo kiểu bình thường của con người. Đặc biệt Vào thời Meiji, tại Nhật Bản hình thức tổ chức lễ cưới theo nghi thức thần đạo rất phổ biến và phát triển. Nhưng gần đây các lễ cưới được tổ chức chủ yếu ở khách sạn hay nhà thờ ngày càng nhiều hơn. Tại đây, lễ cưới cũng được giải thích theo nghi thức thần đạo.
http://trungtamnhatngu.edu.vn/news/HINH-ANH-TRUNG-TAM/Vinh-Danh-Hoc-Vien-Xuat-Sac-180/
Nhật Bản được biết đến là một cường quốc của khoa học kỹ thuật, một xứ sở của tuyết và hoa anh đào. Nhật Bản luôn tìm cách bảo tồn và phát huy tinh hoa dân tộc. Con Người Nhật Bản rất yêu quý và giữ gìn bản sắc dân tộc của mình. Một trong những yếu tố ấy là phong tục cưới.
Khái niệm về nghi lễ và hôn nhân tại Nhật tuy có một vài thay đổi để phù hợp nhưng vẫn duy trì những sắc thái cổ truyền. Ở Nhật có hai loại hôn nhân chủ yếu là hôn nhân dàn xếp và hôn nhân lựa chọn. Nhưng ngày nay hôn nhân dàn xếp giảm dần khi chế độ dân chủ phát triển, thanh niên Nhật ngày nay đã tự do tìm hiểu nhau trước khi tiến đến hôn nhân. Khi cảm thấy không thể thiếu nhau trong cuộc đời thì họ sẽ đi đến kết hôn.
Các cuộc hôn nhân sắp đặt là đặc điểm rất Nhật Bản. Đây là những cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu đôi lứa mà qua giới thiệu của người mai mối khi thấy hai người hợp với nhau. Thông thường, cha mẹ của người con trai hoặc người con gái đưa ảnh của con mình cùng một số thông tin về bản thân, cho người mối mai và đề nghị tìm vị hôn phu hoặc hôn thê thích hợp. Nếu tìm được, hai người sẽ được giới thiệu với nhau trước sự có mặt của cha mẹ trong một cuộc gặp gỡ chính thức, tiếng Nhật gọi là miai. Trong buổi gặp gỡ này, họ nói chuyện về sở thích cá nhân, về kiểu gia đình mà họ mong muốn và những vấn đề khác với mục đích xem hai bên hòa hợp nhau tới mức nào.
Cùng với quá trình dân chủ hóa sau khi chiến tranh kết thúc, các cuộc hôn nhân tự do, không thông qua sắp đặt, tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, kiểu hôn nhân sắp đặt vẫn có nhiều người theo. Vào năm 90, các cuộc thăm dò với đối tượng là những người mới lập gia đình trong các công ty hàng đầu của Nhật cho thấy, đến 20% ủng hộ hôn nhân sắp đặt.
Trung tâm tiếng nhật tại hà nội
Về lễ cưới, có thể nói lễ cưới mang tính chất quan trọng nhất trong 4 lễ lớn ở Nhật, thường được gọi là kankon sosai, bao gồm lễ thành nhân, lễ cưới, lễ tang và lễ cúng tổ tiên. Để chính thức hóa cuộc hôn nhân phải đăng ký với chính quyền địa phương nhưng sự thừa nhận của xã hội và mọi người lại là ở các buổi tiệc cưới với những y phục trang trọng. Kiểu đám cưới truyền thống thường thấy ngày nay áp dụng các thủ tục đặt ra trong thời Minh Trị (1868-1912). Tùy theo từng địa phương, thủ tục cưới xin khác nhau rất nhiều, nhưng hầu hết các đám cưới theo kiểu truyền thống đều theo những phong tục như sau:
Trước hết, ngày tổ chức lễ cưới được chọn rất cẩn thận để tránh những ngày mang điềm xấu. Các lễ nghi đám cưới truyền thống bắt đầu một ngày trước đám cưới chính thức, khi cô dâu đi thăm đền chùa hoặc tổ chức liên hoan chia tay với cha mẹ và hàng xóm. Các lễ nghi trong ngày cưới chủ yếu diễn ra ở nhà chú rể. Khi cô dâu chia tay với cha mẹ để sang nhà chú rể phải mặc đồ trắng. Tại nhà chú rể, cô dâu mặc kimono màu trắng, đội loại mũ gọi là tsuno-kakushi, có nghĩa là “giấu sừng”, ám chỉ gạt bỏ và giấu đi sự ghen tuông của phụ nữ. Chú rể mặc kimono có gắn gia huy và quần chùng, gọi là hakama.
Lớp học tiếng nhật tại hoàng mai
Khi rước dâu về tới nhà sẽ tổ chức nhiều nghi lễ mà quan trọng nhất là việc đôi tân hôn hứa hẹn thề nguyền bằng cách trao các chén rượu sake cho nhau. Nghi thức này, tiếng Nhật gọi là sansan kudo, vốn xuất phát từ những gia đình quyền quý nhưng nay được coi là tiêu chuẩn trong các đám cưới kiểu truyền thống trên toàn Nhật Bản, theo đó cô dâu và chú rể 3 lần nhấp rượu sake trong một bộ 3 chiếc chén từ nhỏ đến lớn. Tiếp sau nghi thức này là giới thiệu gia đình hai họ và tiệc đón dâu. Khoảng 3 hoặc 5 ngày sau, người vợ và đôi khi cả chồng, trở về nhà mình, mang theo quà cho người thân và bạn bè. Nghi thức này gọi là satogaeri.
Đám cưới truyền thống về cơ bản là những lễ nghi thế tục theo phong tục tập quán địa phương. Đám cưới hiện đại ngày nay cũng vậy nhưng có thể có thêm một nghi thức tôn giáo, dẫu đôi tân hôn có thể chẳng theo tôn giáo nào. Các đám cưới Thần đạo – trở nên được ưa chuộng sau lễ cưới Thần đạo cho thái tử vào năm 1900 – phổ biến hơn các đám cưới theo kiểu Phật giáo và Thiên chúa giáo, tuy các đám cưới kiểu Thiên chúa giáo ngày càng phát triển như cái mốt ở Nhật.
Địa điểm tổ chức lễ cưới cũng chuyển từ ở gia đình tới các đền, chùa và kể từ sau Thế chiến 2 là các khách sạn, nhà hàng, nhà thờ hoặc các phòng cưới đặc biệt. Nhiều người vẫn theo nghi thức về thăm nhà gái sau ngày cưới, nhưng hầu hết người Nhật thích trước đó hưởng tuần trăng mật ít nhất là 1 tuần. Tuy vẫn có nhiều đám cưới linh đình, tốn kém và cha mẹ chịu chi phí, cách tổ chức đang dần dần thay đổi vì không ít đôi vợ chồng muốn có một đám cưới độc đáo, theo sở thích riêng của họ.
Ở Nhật Bản, khi tổ chức lễ cưới, có người tổ chức theo kiểu truyền thống nhưng cũng có người muốn tổ chức theo kiểu hiện đại. Hình thức kết hôn có 4 kiểu.. Tổ chức theo nghi lễ thần đạo, tổ chức theo nghi lễ của thiên chúa giáo, tổ chức theo nghi lễ Phật giáo và tổ chức theo kiểu bình thường của con người. Đặc biệt Vào thời Meiji, tại Nhật Bản hình thức tổ chức lễ cưới theo nghi thức thần đạo rất phổ biến và phát triển. Nhưng gần đây các lễ cưới được tổ chức chủ yếu ở khách sạn hay nhà thờ ngày càng nhiều hơn. Tại đây, lễ cưới cũng được giải thích theo nghi thức thần đạo.
http://trungtamnhatngu.edu.vn/news/HINH-ANH-TRUNG-TAM/Vinh-Danh-Hoc-Vien-Xuat-Sac-180/