Rao Vặt Mua Bán Miễn Phí - Rao Vặt Mua Bán Đồng Nai
Trang web đang tiến hành xây dựng, và sắp đi vào hoạt động. Các bạn hãy like fan page hoặc +1 để giúp gvm4u.info nhanh vào hoạt động, thank!
https://facebook.com/gvm4u.info
http://plus.google.com/+gvm4uinfo
Rao Vặt Mua Bán Miễn Phí - Rao Vặt Mua Bán Đồng Nai
Trang web đang tiến hành xây dựng, và sắp đi vào hoạt động. Các bạn hãy like fan page hoặc +1 để giúp gvm4u.info nhanh vào hoạt động, thank!
https://facebook.com/gvm4u.info
http://plus.google.com/+gvm4uinfo

Diễn Đàn SEO, Rao Vặt - PR=5 Free


http://pandermabt.com



You are not connected. Please login or register

Thích bài này? Bài truớc Bài sau

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

kiencuongle

1Hướng dẫn chữa bé khóc dạ đề Empty Hướng dẫn chữa bé khóc dạ đề 2/9/2014, 00:55

kiencuongle
kiencuongle
kiencuongle
kiencuongle
Nam Đến từ : HCM
Cảm ơn : 0
G-Coin : 3845
Member

Hiện tượng trẻ khóc đêm hay khóc dạ đề thường xuyên diễn ra với các bé dưới 6 thang tuổi. Tuy nhiên chúng ta thường không biết rằng chỉ có một số ít là khóc dạ đề thực sự. Còn đa phần việc khóc của các bé là do một số bệnh gây nên. Kiên Cường xin được chia sẻ với các mẹ thông tin thu được về căn bênh này, hy vọng sẽ giúp được các mẹ trong việc chữa trị việc khóc dạ đề cho bé
Khóc đêm - khóc dạ đề là gì?
Theo Đông y : Hiện tượng khóc đêm thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, gọi là chứng " Tiểu nhi dạ đề". Mỗi khi đêm đến là trẻ bắt đầu khóc, trăn trở khó chịu, ngủ không yên, hoặc trẻ đang ngủ yên thỉnh thoảng bỗng giật mình, tỉnh dậy, khóc thét. Phần nhiều trẻ khóc từng đợt, lúc khóc lúc ngừng, nhưng cũng có trường hợp trẻ khóc lè nhè suốt cả đêm. Khi trời sáng thì trẻ hết khóc và bắt đầu thiếp vào giấc ngủ.Theo dân gian thì chỉ sau 3 tháng 10 ngày sẽ hết.
Hướng dẫn chữa bé khóc dạ đề Khocdade
Theo y học hiện đại : Hiện tượng khóc đêm, khóc dạ đề thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu động ruột. Bình thường nhu động ruột điều hòa không đau, nhưng đột nhiên vì một yếu tố nào đó làm nhu động ruột tăng lên, không đều, gây đau bụng dữ dội làm cho trẻ khóc, hết cơn thì thôi.
Thời gian khóc thường kéo dài từ 5 phút đến 30 phút và có thể lặp lại hằng đêm, ban ngày trẻ vẫn ăn và ngủ tốt. Cơn khóc có thể rất dữ dội nhưng không nguy hiểm. Khi trẻ hơn 6 tháng tuổi, nhu động ruột hoàn chỉnh, trẻ sẽ trở lại bình thường.
Theo các bác sĩ, hiện tượng khóc về đêm có thể xả ra ở hầu hết trẻ nhỏ. Tuy nhiên chỉ một số trường hợp là khóc dạ đề thực sự, còn hầu hết là khóc do mắc bệnh lý như bệnh còi xương hoặc bệnh lồng ruột..
Nguyên nhân và cách khắc khục
1. Trẻ bú chưa hết một bên đã bị chuyển sang bên kia
Trẻ càng bú lâu một bên vú thì hàm lượng chất béo trong sữa càng tăng. Nếu người mẹ tự ý chuyển cho trẻ bú sang bên kia (trước khi bé bú hết một bên), trẻ sẽ nhận được lượng chất béo ít hơn. Ít chất béo thì ít calo, do đó trẻ nhanh chóng bị đói, và phải bú thường xuyên hơn. Hậu quả là trẻ phải nhận vào một lượng lớn đường lactose trong sữa mẹ.
Do protein (có chức năng tiêu hoá đường lactose) không đủ để chuyển hoá tất cả lượng đường này trong một lúc, trẻ sẽ có triệu chứng không hấp thụ được đường lactose như: khóc, đi ngoài phân xanh, lỏng, có nhiều bọt khí...
Biện pháp khắc phục:
Không cho trẻ bú theo giờ. Các bà mẹ trên khắp thế giới có thể cho con bú rất hiệu quả mà không cần phải chú ý đến giờ giấc.
Cho trẻ bú một bên cho đến khi trẻ tự thôi hoặc ngủ giữa chừng khi bú. Nếu trẻ chỉ bú trong một thời gian ngắn (vài phút) thì mẹ có thể vắt bỏ bớt phần sữa trong, tiết ra đầu tiên, để trẻ bú phần sữa giàu dinh dưỡng hơn... Nếu sau khi bú hết sữa một bên, trẻ vẫn muốn bú tiếp thì mới chuyển sang bên kia.
2. Sữa mẹ chảy quá nhanh hoặc quá chậm
Một đứa trẻ bú quá nhanh và quá nhiều sữa một lúc có thể sẽ dễ trở nên cáu kỉnh và quấy khóc. Đây cũng được coi là một dạng khóc dạ đề, thể hiện sau khi bú được vài giây hoặc vài phút, trẻ bắt đầu ho, cảm thấy ngột ngạt và gặp khó khăn khi bú. Vì vậy, những đứa trẻ này muốn ngừng bú, rồi bú trở lại; hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần do chúng không thích sữa chảy nhanh, nhưng lại nóng ruột khi sữa chảy chậm.
Trong một vài trường hợp hiếm gặp, trẻ có thể sẽ bỏ bú mất vài tuần, đặc biệt là đối với những trẻ 3 tháng tuổi.
Biện pháp khắc phục:
Cố gắng cho trẻ bú hết một bên trước khi chuyển sang bên kia.
Cho trẻ bú ngay khi thấy trẻ có biểu hiện đói. Nếu bị để quá đói, trẻ sẽ bú ngấu nghiến và gây nên hiện tượng trên. Tránh ngừng cho bú để cho trẻ uống nước (một đứa trẻ bú mẹ không cần phải uống nước ngay cả khi thời tiết nóng nực) hoặc cho bé ngậm ti giả.
Cho bú trong một không gian yên tĩnh và thư giãn. Nhạc bật to, ánh sáng chói và quá nhiều hoạt động diễn ra xung quanh sẽ không có lợi khi trẻ bú.
Mẹ nằm cho trẻ bú đôi khi cũng rất tốt. Nếu như nằm nghiêng cho bú không tiện thì cố gắng nằm thẳng lưng, đặt trẻ nằm trên và cho bú. Trọng lực sẽ giúp làm giảm tốc độ sữa chảy.
Nếu mẹ có thời gian, vắt bớt sữa (khoảng 30ml hoặc hơn) trước khi cho trẻ bú.
Trẻ không thích sữa chảy nhanh, nhưng có thể cũng nôn nóng, khó chịu nếu sữa chảy quá chậm. Khi đó, mẹ nên bóp để sữa chảy ra nhiều hơn.
Thỉnh thoảng cho trẻ uống chất lactose (loại enzime giúp chuyển hoá đường lactose), 2-4 giọt trước mỗi lần bú, sẽ giúp giảm bớt triệu chứng. Có thể dùng thuốc này mà không cần đơn của bác sĩ. Lưu ý, thuốc này khá đắt nhưng không phải lúc nào cũng có tác dụng.
Trước khi nghĩ đến việc chuyển sang sữa bột, cách cuối cùng là vắt sữa của mẹ ra bình rồi cho trẻ bú.
3. Trẻ dị ứng với một số protein lạ trong sữa mẹ
Một số protein trong thức ăn của mẹ có thể được bài tiết vào sữa và gây ảnh hưởng đến bé, phổ biến nhất là protein sữa bò. Nếu trẻ khóc dạ đề do nguyên nhân này, người mẹ nên ngừng ăn các sản phẩm làm từ sữa như sữa, pho mát, sữa chua, kem... Tuy nhiên nếu protein sữa đã bị làm cho biến chất (như qua nấu nướng) thì không phải lo lắng gì.
Biện pháp khắc phục:
Người mẹ nên loại bỏ các sản phẩm làm từ sữa ra khỏi chế độ ăn uống trong 7-10 ngày.
Sau khoảng thời gian trên, nếu không có gì thay đổi, người mẹ lại có thể tiếp tục sử dụng các sản phẩm từ sữa.
Nếu có sự thay đổi theo chiều hướng tốt, người mẹ nên từ từ sử dụng lại các sản phẩm từ sữa nếu như những sản phẩm này nằm trong chế độ ăn thường xuyên của mình. (Lưu ý rằng để sản xuất ra sữa, không nhất thiết phải uống sữa).
Trước hiện tượng trẻ khóc dạ đề, các bà mẹ cần kiên nhẫn. Sữa bột không phải là giải pháp lý tưởng mặc dù nhiều đứa trẻ thích bú bình (với dòng chảy của sữa đều đặn hơn). Tuy nhiên trẻ vẫn có thể được nuôi bằng sữa mẹ nếu người mẹ vắt sữa ra bình cho trẻ bú. Nếu mọi biện pháp trên đều không đem lại kết quả thì vẫn chưa nên nản chí. Qua thời gian, trẻ sẽ tự hết chứng khóc dạ đề, khoẻ ra và lớn lên.
Khóc dạ đề khóc với khóc do bệnh lý như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, hiện tượng khóc dạ đề thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu động ruột. Khi trẻ được hơn 6 tháng tuổi, nhu động ruột hoàn chỉnh, trẻ sẽ trở lại bình thường, chứng khóc dạ đề sẽ hết. Tuy nhiên, nếu cơn khóc của trẻ kéo dài hơn hoặc kém theo biểu hiện khác thường thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề khóc do bệnh lý. Trẻ khóc nhiều về đêm có thể là dấu hiệu trẻ bị còi xương. Bệnh này thường làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, sinh ra quấy khóc trong thời gian dài. Nguyên nhan có thể là do chế độ dinh dưỡng của trẻ không đảm bảo hoặc trẻ được chăm sóc trong phòng kín, thiếu ánh sáng nên bị thiếu vitamin D.
Ngoài ra, khóc cũng có thể là biểu hiện của trẻ bị lồng ruột. Trẻ khóc dữ dội, có thể kèm theo triệu chứng như nôn, hay khóc thét lên, ưỡn người, bỏ bú và đi ngoài ra máu. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa bé đi cấp cứu ngay.
Chính vì vậy, các mẹ cần phân biện hiện tượng khóc dạ đề với khóc do bệnh lý ở trẻ. Ngoài cơn khóc, trẻ vẫn khỏe mạnh, ăn, ngủ bình thường thì bạn không cần phải quá hoảng hốt. Nhưng nếu thấy trẻ có kèm theo các dấu hiệu biếng ăn, vã mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi trộm… cha mẹ nên đưa con đi khám để phát hiện bệnh.
Chăm sóc trẻ khóc dạ đề như thế nào ?
Theo y học hiện đại : không có một phương pháp nhất định nào để làm dịu cơn khóc dạ đề. Điều quan trọng nhất là khi dỗ bé các mẹ luôn giữ bình tĩnh và thoải mái. Nếu trẻ khóc, bạn cần phải biết chắc rằng trẻ không bị đói. Nên giữ trong phòng thoáng đãng và yên tĩnh để trẻ được nghỉ ngơi. Để trẻ ngưng khóc các mẹ có thể làm một số cách sau :
- Sử dụng bình sữa mà giữ cho trẻ không nuốt không khí quá nhiều
- Cho trẻ ngồi khi bí
- Bồng trẻ trên tay, đi dạo quanh nhà, địu trẻ hoặc mang trẻ ở phía trước
- Cho trẻ vào xe đẩy
- Cho trẻ tắm nước ấm
- Đặt trẻ vào trong nôi đung đưa
- Bọc khăn giữ ấm cho trẻ
- Massage bụng cho trẻ
Bài thuốc dân gian hay trị chứng khóc dạ đề
Nhiều em bé mới sinh hay khóc dạ đề, gây mệt mỏi cho cả bé và cha mẹ.
Dân gian và y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc trị chứng này với các vị thuốc dễ kiếm như gừng tươi, hành, lá vông nem, rau má... Khóc đêm là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, khiến cho các bậc cha mẹ rất vất vả, phiền lòng. Tuy nhiên, chứng này không có trong danh mục Bệnh nhi khoa trong y học hiện đại, mà chỉ được đề cập trong y học cổ truyền. Vì vậy, khi trẻ mắc chứng khóc đêm, người ta thường tìm đến các thầy lang, hoặc sử dụng một số loại cây cỏ có sẵn ở quanh nhà để chữa theo kinh nghiệm dân gian.
Đông y gọi hiện tượng trẻ nhỏ khóc về đêm là chứng “Tiểu nhi dạ đề”. Mỗi khi đêm đến là trẻ nhỏ bắt đầu khóc, trăn trở khó chịu, ngủ không yên; hoặc trẻ đang ngủ yên thỉnh thoảng bỗng giật mình, tỉnh dậy, khóc thét. Phần nhiều trẻ khóc từng đợt, lúc khóc lúc ngừng, nhưng cũng có trường hợp trẻ khóc lè nhè suốt cả đêm. Khi trời sáng thì trẻ hết khóc và bắt đầu thiếp vào giấc ngủ. Những trường hợp trẻ quấy khóc về đêm do đói, chăn tã ướt do đái dầm, bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn, hoặc do một số bệnh tật khác, không thuộc phạm vi chứng dạ đề.
Khóc dạ đề thường là do hằng ngày trẻ nhỏ không được chăm sóc đầy đủ, ăn ngủ không có giờ giấc nhất định, ban ngày hoặc trước lúc ngủ đùa nghịch quá độ khiến thần kinh căng thẳng, kích thích quá mạnh. Trẻ nhỏ bị còi xương và suy dinh dưỡng cũng hay khóc dạ đề.
Theo Đông y, khóc dạ đề chủ yếu do “thần khí” còn chưa phát triển đầy đủ, khả năng thích ứng còn yếu, dễ bị các kích thích bên ngoài làm cho khiếp sợ. Một số nguyên nhân khác là tâm nhiệt (tạng Tâm bị nhiệt), tỳ vị hư hàn (bụng lạnh, chức năng tiêu hóa yếu)...
Dạng tỳ vị hư hàn (bụng lạnh, tiêu hóa kém)
Biểu hiện: Trẻ khóc đêm, tiếng khóc yếu, khi khóc hay ưỡn người, trán vã mồ hôi. Da trẻ thường xanh nhợt, thường ngày người uể oải, mệt mỏi, hay buồn ngủ, miệng và hơi thở lạnh, bụng lạnh, đau, chán ăn, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong, dài, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Cần sử dụng những loại thuốc có tác dụng “ôn trung kiện tỳ” (làm ấm, tăng cường tiêu hóa).
Gừng tươi 5 g, đường đỏ 15 g. Gừng rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái chỉ, cho vào cốc sứ, đổ nước sôi vào hãm khoảng 5 phút, sau đó cho đường đỏ vào quấy đều, chia ra cho trẻ uống trong ngày và trước lúc đi ngủ.
Hành 5-10 củ, để liền cả củ và rễ, rửa sạch, thái ngắn, gạo tẻ 25 g, gừng tươi 3 lát. Gạo vo sạch, cho vào nồi, thêm nước nấu cháo, khi cháo chín cho hành và gừng vào đun thêm một lát nữa cho sôi lại là được. Chia ra cho trẻ ăn trong ngày.
Bạch truật (sao vàng) 6 g, đẳng sâm 8 g, phục linh 6 g, cam thảo 3 g. Sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày.
Dạng tâm nhiệt (nhiệt tích ở tạng Tâm)
Biểu hiện: Trẻ khóc về đêm, tiếng khóc to, mặt đỏ, môi hồng, miệng và hơi thở nóng, thường ngày hay quấy khóc không yên, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng. Cần làm mát tạng Tâm và giải nhiệt.
Lá vông nem 6 g, diếp cá 8 g, rau má 12 g, gừng tươi 2 lát, sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày.
Đăng tâm thảo (cỏ bấc đèn) 15 g, sắc lấy 2 nước, hợp 2 nước lại, chia ra 2 lần cho trẻ uống trong ngày. Cây cỏ bấc đèn mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở những nơi ẩm ướt. Mùa thu cắt toàn cây về, rạch dọc để lấy lõi riêng ra, bó thành từng bó, phơi khô để dùng dần làm thuốc.
Lá tre 5 g, gạo tẻ 25 g. Cách chế và sử dụng: Sắc lá tre, chắt lấy nước, cho gạo vào nấu cháo cho trẻ ăn trong ngày.
Dạng lo sợ bất an (khóc đêm do sợ hãi)
Biểu hiện: Trẻ khóc đêm, đêm nằm hay bất chợt tỉnh dậy khóc thét, thường ngày tính tình nhút nhát, hay khiếp sợ, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Phép chữa: Dưỡng tâm an thần.
Hạt sen khoảng 20 hạt, để cả tâm, sắc lấy nước, chia thành 2 lần cho trẻ uống trong ngày, có thể pha thêm chút đường cho dễ uống.
Xác ve sầu (Đông y gọi là “thiền thoái”, “thiền y”) 3-5 g, bỏ đầu và chân, sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày. Hoặc xác ve sầu đem sấy khô, nghiền thành bột mịn, cất vào lọ dùng dần. Tối đến, lấy mươi ngọn bạc hà, đun nhỏ lửa cho sôi, gạn lấy nước, để gần nguội thì hòa 2-3 g bột xác ve sầu vào, cho trẻ uống từng ít một, mỗi lần vài giọt, không vội vàng uống nhiều một lúc.
Một số cách dùng thuốc đắp bên ngoài
Lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm, ấp vào rốn trẻ, rồi bế vào lòng, ấp bụng con vào bụng mẹ, để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con, một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yên. Có tác dụng rất tốt đối với trường hợp trẻ khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn.
Hạt bìm bìm 7-9 hạt, giã nát, trộn với nước ấm thành bột nhão. Trước khi cho trẻ nằm ngủ, lấy bột thuốc đắp lên rốn, dùng băng dính cố định lại. Thích hợp với tất cả các dạng trẻ nhỏ khóc dạ đề. Nếu không kiếm được hạt bìm bìm ở quanh nhà, có thể mua ở cửa hàng Đông dược.
Tại những nơi nuôi tằm, nên nhặt lấy những con tằm tự nhiên bị chết cứng (do bị nhiễm một loại khuẩn), cong queo, màu trắng nhờ hay hơi lốm đốm trắng, đem sấy khô, cất vào lọ nút kín dùng dần. Dân gian gọi loại tằm đó là “tằm vôi”, Đông y gọi là “bạch cương tàm”, “cương tàm”, “cương trùng”, “thiên trùng”... Khi trẻ mắc chứng khóc đêm, trước khi đi ngủ, lấy mấy con tằm, cho vào bát giã nát, hòa với chút r***, hơ cho ấm, đắp vào hai gan bàn chân của trẻ, rồi dùng băng hoặc băng dính cố định lại. Thích hợp với tất cả các dạng trẻ nhỏ khóc dạ đề.
Một số cách dùng thuốc đắp bên ngoài
Lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm, ấp vào rốn trẻ, rồi bế vào lòng, ấp bụng con vào bụng mẹ, để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con, một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yên. Có tác dụng rất tốt đối với trường hợp trẻ khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn.

Hạt bìm bìm 7-9 hạt, giã nát, trộn với nước ấm thành bột nhão. Trước khi cho trẻ nằm ngủ, lấy bột thuốc đắp lên rốn, dùng băng dính cố định lại. Thích hợp với tất cả các dạng trẻ nhỏ khóc dạ đề. Nếu không kiếm được hạt bìm bìm ở quanh nhà, có thể mua ở cửa hàng Đông dược.

Tại những nơi nuôi tằm, nên nhặt lấy những con tằm tự nhiên bị chết cứng (do bị nhiễm một loại khuẩn), cong queo, màu trắng nhờ hay hơi lốm đốm trắng, đem sấy khô, cất vào lọ nút kín dùng dần. Dân gian gọi loại tằm đó là “tằm vôi”, Đông y gọi là “bạch cương tàm”, “cương tàm”, “cương trùng”, “thiên trùng”... Khi trẻ mắc chứng khóc đêm, trước khi đi ngủ, lấy mấy con tằm, cho vào bát giã nát, hòa với chút r***, hơ cho ấm, đắp vào hai gan bàn chân của trẻ, rồi dùng băng hoặc băng dính cố định lại. Thích hợp với tất cả các dạng trẻ nhỏ khóc dạ đề. 

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 


TEXTLINK (Ai bị xóa text thì pm, email: giangvanminh08@gmail.com): xem kênh vtv3, xem kênh vtc7,, bếp từ giá rẻ nhập khẩu nguyên chiếc, bếp điện từ chính hãng , máy hút mùi chất lượng,, hóa chất nhập khẩu, Tuyển lái xe taxi, ao thun dong phuc ,Tai bigkool,Đọc Tin tuc trong ngay mới nhất, Shop ao thun ban ao thun cap polo dep, ao thun doi nam nu va ban si ao thun, ban si quan ao nam nu gia si
muối viên bột rửa bát cho máy, phần mềm thủ thuật tiện ích, Bán Cần câu cá giá rẻ nhất, Cho Thue xe Da Nang,G7bet |W88,trực tiếp bóng đá,huong dan lam hoa pha le, Điện thoại iPhone iPad, iphone 5, vo lam lau, mua bán gỗ teak, dien dan seo,Giá vé máy bay, LTST - Linh Tinh Sơn Trang